Cảnh báo: Nguy hiểm khôn lường khi không theo dõi huyết áp thường xuyên

20/06/2020

Phần lớn người Việt đặc biệt là người lớn tuổi đều không có thói quen theo dõi huyết áp hàng ngày cho đến khi gặp phải những hậu quả nghiêm trọng chết người như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ

Theo khuyến cáo của các bác sỹ tim mạch hàng đầu thế giới, bất kỳ sự tăng – giảm huyết áp nào so với mức bình thường đều nguy hiểm. Chính vì vậy, dù bạn có huyết áp cao hay thấp hoặc thậm chí ổn định vẫn nên theo dõi huyết áp thường xuyên để tránh những hậu quả đáng tiếc.

1. Không theo dõi huyết áp thường xuyên – Thói quen nguy hiểm

Trong buổi họp báo truyền thông và giáo dục về phòng chống tăng huyết áp (THA) nhân Ngày thế giới phòng chống THA (17-5) do Quỹ Vì sức khoẻ Tim mạch Việt Nam phối hợp với Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức chiều 15-5-2017 tại Hà Nội. Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện thế giới có khoảng 1 tỷ người bị THA. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng 1,56 tỷ người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì THA và biến chứng của bệnh trên 9 triệu người.

Còn tại Việt Nam hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4 người bị THA. Điều đáng nói là, tỷ lệ người mắc THA gia tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, nếu như năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, thì đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 25,4%. Đến năm 2016, tỷ lệ này ở mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị THA. “Không chỉ có người lớn, trẻ em cũng có thể mắc THA do các bệnh lý, như: Viêm cầu thận, hẹp eo động mạch chủ…

2. Tự tạo thói quen theo dõi huyết áp hàng ngày để bảo vệ bản thân và gia đình

Với những con số và hậu quả đáng báo động như trên thì việc theo dõi huyết áp hàng ngày là một việc cần thiết, đặc biêt là những người có tiền sử mặc bệnh liên quan huyết áp và tim mạch. Chị N.P.Thảo – 45 tuổi – doanh nhân tại HN cho hay “Vì công việc bận rộn, căng thẳng và sức khỏe cũng khá tốt nên tôi không quan tâm đến chỉ số huyết áp. Nhưng cách đây 1 năm, tôi bị tăng huyết áp trong 1 đợt căng thẳng công việc và phải nằm viện điều trị 1 tuần, từ đó đến giờ tôi ý thức hơn và đo huyết áp bằng máy đo điện tử tại nhà 1 lần / ngày. Sau đó tôi có khuyên chồng và mẹ tôi cùng tạo thói quen trên để bảo vệ sức khỏe, và tránh những hậu quả đáng tiếc.”

2. Tự tạo thói quen theo dõi huyết áp hàng ngày để bảo vệ bản thân và gia đình 1

Tạo thói quen sử dụng máy đo huyết áp tại nhà sẽ giúp bạn cắt giảm số lần phải thăm khám tại bệnh viên hoặc phòng khám tư nhân giảm chi phí chăm sóc sức khỏe tiết kiệm tiền và thời gian.

3. Những ai nên thường xuyên đo huyết áp tại nhà?

  • Những người bị bệnh tim mạch: Máy đo huyết áp điện tử không những kiểm tra huyết áp mà đồng thời còn kiểm tra nhịp tim của bạn để cảnh báo nếu nhịp tim của bạn đang ở mức nguy hiểm.
  • Những bệnh nhân bị tiểu đường, suy thận, béo phì, cholesterol cao trong máu và những bệnh hiểm nghèo khác: Đo huyết áp thường xuyên tại nhà sẽ giúp bạn giám sát và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.
  • Những người trung tuổi, những người có công việc căng thẳng và quan tâm đến chăm sóc sức khỏe

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh cũng nên đo huyết áp tại nhà thường xuyên đặc biệt là nếu bạn đã trên 40 tuổi.

4. Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà

Theo khảo sát từ những người thường xuyên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, nên sử dụng máy đo huyết áp của OMRON – một thương hiệu uy tín đến từ Nhật Bản và được Hội Tim mạch Việt Nam khuyên dùng. Những sản phẩm đến từ OMRON luôn mang đến sự chính xác cao, bền và tiện lợi cho người dùng.

Máy đo huyết áp bắp tay JPN600 (made in Japan) và Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7280T (kết nối Bluetooth) là 2 sản phẩm mới ra mắt đang bán rất chạy và được nhiều người lưa chọn với nhiều cải tiến đột phá, nhiều đặc tính thông minh và tiện dụng bao gồm:

  • Cột cảnh báo huyết áp cao hiển thị ngay sau khi có kết quả giúp người dùng nhận biết mức huyết áp của mình có nằm trong phạm vi cho phép hay không từ đó có hướng xử lý kịp thời
  • Cảnh báo cử động khi đo nên kết quả luôn được chính xác, hạn chế sai lệch kết quả đo.
  • Báo nhịp tim không đều – dấu hiệu cần lưu ý với người bị bệnh huyết áp
  • Công nghệ Intellisense cải tiến: Tự động bơm hơi tới áp suất phù hợp. Cho kết quả đo nhanh, chính xác & thoải mái hơn khi đo..
  • Bộ nhớ lưu các kết quả đã đo với cùng ngày giờ đo, từ đó bạn có thể theo dõi và tổng kết để biết được mức huyết áp cao nhất trong ngày thường ở thời gian nào và đưa ra những chế độ hợp lý
  • Chức năng hiển thị kết quả trung bình của 3 lần đo cuối, từ đó ta sẽ có thông số huyết áp chính xác nhất.
  • Màn hình LCD lớn, dễ đọc kết quả, nên rất thích hợp cho người cao tuổi.

4. Cách chọn máy đo huyết áp tại nhà 1

Riêng Máy đo huyết áp bắp tay HEM-7280T cho phép kết nối với smartphone qua Bluetooth, đồng bộ dữ liệu dễ dàng, kết quả rõ ràng, có thể truy cập bất cứ lúc nào thông qua thiết bị thông minh. Vì vậy bạn có thể theo dõi được các chỉ số huyết áp của chính mình và cha/ mẹ mình một cách khoa học, cụ thể.


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận


Zalo Logo