Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Giãn Tĩnh Mạch Chân & Cách Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch

04/03/2020

Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân: nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, cách phòng và chữa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả

1. Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

"Giãn tĩnh mạch" hay còn được gọi với cái tên khác chính là "suy giãn tĩnh mạch", đây là thuật ngữ để chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống các tĩnh mạch. Ở những nơi bị giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện các đường tĩnh mạch hay mạch máu nổi phình lên bề mặt da.

Các tĩnh mạch sẽ phình to ra khi bị giãn tĩnh mạch
Các tĩnh mạch sẽ phình to ra khi bị giãn tĩnh mạch

Cơ chế hình thành nên bệnh giãn tĩnh mạch chính là do các van trong lòng tĩnh mạch chịu phải sự tổn thương bởi lượng lớn áp lực, khiến dòng máu bị đảo ngược chiều so với tuần hoàn của nó. Các tĩnh mạch máu bình thường sẽ được bơm từ các tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xiên và tĩnh mạch sâu sau đó lại trở về tim thì máu lại lưu thông theo chiều ngược lại và chịu sự ảnh hưởng của áp lực vào các thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.

2. Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là một căn bệnh mãn tính, thường xảy ra ở cả nam và nữ, những người trên 30 tuổi trong đó tỉ lệ măc bệnh giãn tĩnh mạch ở nữ giới chiếm đến 70%. Theo thống kê của các bệnh viện lớn trên toàn thế giới, thì tỉ lệ những người mắc bệnh đang không ngừng gia tăng. Bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên ít vận động, đứng hay ngồi một chỗ lâu, khiến các thành mạch máu bị tắc dẫn đến nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân.

Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đây là một thuật ngữ chỉ sự suy giảm của các chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng ứ đọng gây ra những biến đổi về huyết động và biến đổi các mô tổ chức xung quanh. Cơ chế hình thành bệnh là do sự tổn thương của các van trong lòng tĩnh mạch khi phải chịu đựng một áp lực lớn và lâu, khiến cho dòng máu chảy ngược chiều so với tuần hoàn của nó. Thay vì máu được bơm từ bàn chân lên tim theo như sự tuần hoàn thì máu lại lưu thông theo chiều ngược lại và làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch bị giãn
Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch bình thường và tĩnh mạch bị giãn

Sự suy giảm của các chức năng đưa máu về tim sẽ dẫn đến các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, có cảm giác như kiến bò, chân nhức mỏi, vọp bẻ hay chuột rút về ban đêm, chân nổi các gân xanh ngoằn ngoèo... Nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân khó lành, chảy máu, giãn các tĩnh mạch nông, viêm các tĩnh mạch nông khối huyết,...

Những người có nguy cơ dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân
Những người có nguy cơ dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân

Thường thì những nguyên nhân chính gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hằng ngày như đứng ngồi lâu 1 chỗ, ít vận động như nhân viên văn phòng, người mẫu, công nhân,... Do tuổi tác cao bởi sự lão hóa của cơ thể, có thể do di chuyền, phụ nữ mang thai hay lạm dụng giày cao gót,... đây đều có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cần phải nắm bắt rõ các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân và các dấu hiệu một cách kịp thời để có các hướng giải quyết và điều trị nhằm tránh khỏi những biến chứng không đáng có. Thông thường, giai đoạn đầu khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thường rất mờ nhạt, khiến người bệnh không thể phát hiện ra một cách sớm nhất. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường thấy
Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường thấy

- Chân trở nên đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Tĩnh mạch giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo sát bề mặt da, có màu xanh hoặc mà hơi đỏ, nhỏ như sợi tóc đến lớn như đầu đũa.
- Xuất hiện các vệt tĩnh mạch xanh và phình ra gây sưng và phù chân dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối.
- Tê rần, châm chích, có cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân.
- Da khô và ngứa, màu sắc của da sẽ bị thay đổi, khác với màu da thường, đen sậm hơn, da mỏng hơn.
- Lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra ở gần mắt cá chân.
- Hình thành các cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch, cục huyết khối có thể di chuyển đến phổi gây tắc tĩnh mạch phổi có nguy cơ tử vong rất cao.

Nguyên nhân hình thành bệnh giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân là do khi các thành mạch của chân chịu các áp lực lớn, dòng máu sẽ không thể lưu thông theo một cách tuần hoàn, dẫn đến các van tĩnh mạch trở nên yếu đi và không thể ngăn máu tích tụ. Tuy bệnh này không có khả năng lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân

- Do tính chất đặc thù của công việc phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu trong thời gian dài, khiến máu không được lưu thông một cách dễ dàng. (giáo viên, người mẫu, công nhân, nhân viên văn phòng,...)
- Do có thói quen mặc quần quá chật, bó sát hay thậm chí là mang giày cao gót chính là nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch chân.
- Tuổi cao sức yếu, sự lão hóa của cơ thể kéo theo nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân tăng theo do các mạch máu và van điều tiết trong máu đang dần dần bị thoái hóa.
- Phụ nữ đang có sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay thay hormone và dùng thuốc tránh thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch.
- Do trong gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể dễ dàng bị di truyền.
- Thường xuyên bị táo bón, trong quá trình đi vệ sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn đòi hỏi người bệnh tốn nhiều sức lực hơn ở khu vực hậu môn, điều đó vô tình tạo ra các áp lực lên các vùng tĩnh mạch ở vùng thấp khiến chúng trở nên dễ dàng bị suy giãn tĩnh mạch.
- Béo phì cũng là một nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch, huyết áp cao và xơ vữa động mạch máu do thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh mạch mà còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác liên quan đến tim mạch.

Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Bệnh giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị kịp thời, hoặc không đúng cách có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng phức tạp như gây thâm da, loét chân, hình thành các huyết khối trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tử vong.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Về ban đêm, thường xuyên bị chuột rút, sưng to và đau buốt cẳng chân.
Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Giai đoạn cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới khiến da chân đổi màu chàm, lở loét rất khó điều trị.
Nặng hơn nữa có thể dẫn đến việc hình thành các cục huyết khối ở trong lòng tĩnh mạch, cục huyết khối có thể di chuyển ngược lên phổi gây tắc tĩnh mạch phổi và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao.

3. Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân, tùy thuộc vào cấp độ bệnh tình của bạn mà lựa chọn cho mình các cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tốt nhất, tất nhiên các phương pháp điều trị có thể áp dụng với người này hiệu quả nhưng với người khác lại không, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà từ đó độ hiệu quả cũng thay đổi.

Việc đầu tiên cần phải làm là hạn chế các nguyên nhân dẫn đến việc giãn tĩnh mạch

Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, cứ khoảng 30 phút thì bạn nên dứng dậy đi bộ một chút để các thành tĩnh mạch có thể lưu thông máu, hạn chế việc đứng hay ngồi lâu một chỗ và ngồi bắt chéo chân. Hạn chế việc mang giày cao gót đối với nữ giới vì tỉ lệ mắc bệnh rất cao nếu lạm dụng giày cao gót quá. Không nên mang đồ bó sát quá khiến cho máu không được lưu thông một cách hiệu quả.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cơ thể hoạt động một cách tốt nhất và máu được lưu thông dễ dàng. Nếu đã bị giãn tĩnh mạch chân thì có thể mang vớ y khoa để hỗ trợ cho việc lưu thông máu trong lòng tĩnh mạch. Nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu kỹ hơn về sự tiến triển của bệnh và bạng đang ở cấp độ nào để có hướng giải quyết tốt nhất.

Nên ăn những loại thức ăn gì khi bị giãn tĩnh mạch?

Chắc hẳn nhiều người khi mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch sẽ đặt ra câu hỏi "ăn gì khi bị giãn tĩnh mạch?", để trả lời cho câu hỏi đó bạn có thể tìm hiểu sâu một chút về các lợi ích của một số loại thực phẩm đối với sự lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. 

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng chất xơ rất có lợi cho những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bởi nó giúp ngăn ngừa khả năng mắc chứng táo bón, đây là một trong những lý do gây giãn tĩnh mạch chân mà rất ít người biết được. Chính vì vậy việc bổ sung chất xơ mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể của bạn trở nên thoải mái hơn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Bạn có thể bổ sung các chất xơ từ những nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên như rau xanh, củ quả, trái cây,... Đặc biệt trong mỗi bữa ăn hằng ngày nên ăn nhiều rau, củ, quả trước khi sử dụng những món chính như thịt cá để giúp cơ thể của bạn có thể dễ dàng hấp thụ được nhiều chất xơ nhất có thể.

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa các chất xơ
Nên ăn nhiều thực phẩm chứa các chất xơ

Người đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch nên bổ sung thật nhiều Vitamin C và E. Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, sự đề kháng của con người, Vitamin C còn là 1 trong những yếu tố quyết định đến sự khỏe mạnh của thành tĩnh mạch. Bởi vì Vitamin C đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất Collagen và Eslatin đây là 2 chất giúp duy trì mô liên kiết tăng cường sự bền vững và săn chắc của các thành tĩnh mạch trong cơ thể. Khi kết hợp cùng với Vitamin E thì cả 2 sẽ trở nên vô cùng lợi hại trong việc hỗ trợ để điều hòa các hoạt động của hệ tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn đến việc máu dễ dàng lưu thông hơn giúp đẩy lui được bệnh giãn tĩnh mạch.

Nên bổ sung thật nhiều Vitamin C và E
Nên bổ sung thật nhiều Vitamin C và 

Ăn những thực phẩm chứa nhiều Flavonoid và Rutin. Đây chính là 2 hợp chất đã được các nhà khoa học khẳng định rằng nó mang lại rất nhiều ảnh hưởng vô cùng tích cực cho những người bị giãn tĩnh mạch. Hợp chất này có thể tìm thấy trong các thực vật tự nhiên như các loại rau xanh có màu sắc đậm, sô cô la, trà xanh, quả việt quất, cây dẻ ngựa, kiều mạch và sung,... ngoài ra còn được tổng hợp trong các loại thực phẩm chức năng do con người điều chế và tổng hợp từ những thành phần thiên nhiên khác có khả năng tăng sự vững chắc của các thành tĩnh mạch, ngăn ngừa các gốc tự do trong thành tĩnh mạch.

Ăn những thực phẩm chứa nhiều Flavonoid và Rutin có trong quả việt quất
Ăn những thực phẩm chứa nhiều Flavonoid và Rutin có trong quả việt quấ

Cần lưu ý nên tránh xa các loại đường và rượu bia? Bên cạnh việc bạn cần bổ sung các thực phẩm tốt cho việc điều trị giãn tĩnh mạch thì bạn cũng nên để ý và tuyệt đối nên tránh các loại thực phẩm ngọt và nhiều chất béo trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ rượu bia ngay từ bây giờ nếu muốn điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân một cách hiệu quả, đây cũng chính là thủ phạm là tăng nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân của bạn, hãy tránh xa nó.

Sử dụng phương pháp, phẫu thuật hoặc laser nội tĩnh mạch điều trị giãn tĩnh mạch

Bạn có thể đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các phương pháp phẫu thuật hay "laser nội tĩnh mạch". cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp phẫu thuật hay laser không phải là một chuyện quá khó khăn. Với quy trình chuyên nghiệp, hệ thống chuyên môn cao cùng với các trang thiết bị hiện đại, tân tiến sẽ giúp bạn có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh giãn tĩnh mạch chân trong khoảng thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, chất lượng luôn đi kèm với giá trị tiền tệ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh giãn tĩnh mạch chân, đây có thể là chuyện dễ dàng với những gia đình có điều kiện, nhưng lại là một vấn đề nan giải đối với nhiều người có mức thu nhập thấp.

Sử dụng phương pháp, phẫu thuật hoặc laser nội tĩnh mạch

Sử dụng vớ y khoa Mỹ Cao Cấp VEINAX

để hỗ trợ việc lưu thông máu trong thành tĩnh mạch

Sử dụng vớ y khoa chính là một phương pháp giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả, các đường chỉ trên vớ y khoa giúp làm khép van tĩnh mạch bằng lực cơ học, gián tiếp ép vào các bắp cơ, làm phục hồi tác dụng của van một chiều. Van có tác dụng ngăn không cho máu chảy ngược xuống và ứ đọng ở chân khi đang trong tư thế đứng. Bản thân vớ y khoa có độ dốc áp lực giúp làm tăng tốc độ lưu thông máu, do đó phòng ngừa khối huyết và giải quyết triệt để ứ đọng máu ở chân.

 

Kết quả hình ảnh cho veinax

Sử dụng vớ y khoa Mỹ Cao Cấp VEINAX để hỗ trợ việc lưu thông máu trong thành tĩnh mạch


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận


Zalo Logo