Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO

22/05/2020

Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi là rất quan trọng mà mọi cha mẹ cần theo dõi và lưu ý để có thể giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh dễ mắc phải.

lich-tiem-chung-cho-tre-duoi-1-tuoi

1. Vì sao cha mẹ cần quan tâm đến lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi?

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi thường chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra và truyền nhiễm là rất cao. Một số bệnh có khuynh hướng ngày càng gia tăng như SARS, H1N1, H5N1.

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra lời giải cho nhiều căn bệnh, thậm chí ngay cả khi được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng nặng hoặc tử vong. Do đó, cha mẹ cần lên kế hoạch và ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

2. Lịch tiêm chủng cho bé và những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin

lich-tiem-chung-cho-tre-duoi-1-tuoi-1
Lịch tiêm chủng cho bé và những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin

Để có lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ và chính xác, cha mẹ cần làm những việc sau:

  • Tìm hiểu kỹ các loại vắc xin trẻ có thể được tiêm trong thời gian dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phù hợp và nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để đăng ký sớm.
  • Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ.
  • Trước khi đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho bé, phụ huynh cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
  • Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,...
  • Sau khi tiêm cần biết cách chăm sóc trẻ như thế nào, ăn uống ra sao và vệ sinh cho trẻ.
  • Cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sau khi tiêm để kịp thời đưa đến bệnh viện.

3. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi

lich-tiem-chung-cho-tre-duoi-1-tuoi-2
Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.

Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sơ sinh: Trong giai đoạn sơ sinh thì trẻ sẽ được tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin BCG phòng bệnh lao.
  • Giai đoạn 2 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1 (vắc xin 5 in 1) và uống vắc xin bại liệt lần 1.
  • Giai đoạn 3 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 2 và uống vắc xin bại liệt lần 2.
  • Giai đoạn 4 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3 và uống vắc xin bại liệt lần 3.
  • Giai đoạn 9 tháng: Trong giai đoạn này trẻ nên được tiêm vắc xin sởi mũi 1.
  • Từ 12 tháng trở đi: Theo lịch tiêm chủng cho bé 2019, giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1. Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 thời gian 2 tuần. Và mũi cuối cùng sẽ cách mũi thứ 2 thời gian 1 năm.
  • Giai đoạn 18 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ nên được tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4. Tiêm vắc xin sởi - rubella (MR)

Nguồn: Vinmec


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận


Zalo Logo