Phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em

19/05/2020

Cùng với sự tăng lên của tình trạng béo phì và lối sống ít vận động, tần suất phát hiện tăng huyết áp ở trẻ em ngày càng nhiều hơn. Nếu không được can thiệp kịp thời, tăng huyết áp ở trẻ em sẽ tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.

Trẻ tăng huyết trẻ em

 

Không chỉ với người lớn, tăng huyết áp cũng là một bệnh lý rất được quan tâm ở trẻ em. Cùng với sự tăng lên của tình trạng béo phì và lối sống ít vận động, tần suất phát hiện tăng huyết áp ở trẻ em cũng nhiều hơn trước. Qua các nghiên cứu khác nhau, tần suất tăng huyết áp ở trẻ em ghi nhận từ 0.8% đến 5%.

Cũng giống như ở người lớn, tăng huyết áp trẻ em ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì. Khi tăng huyết áp trẻ em ở mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể có các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, đau bụng, giảm thị lực, nhìn đôi và một số vấn đề hô hấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, tăng huyết áp ở trẻ em sẽ tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm như phì đại tim, tổn thương mạch máu, tổn thương võng mạc mắt, biến chứng thần kinh. Tình trạng tăng huyết áp kéo dài, đến tuổi trưởng thành trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đau timđột quỵsuy tim và bệnh thận.

Trẻ bị đau đầu
Tăng huyết áp khiến trẻ đau đầu

 

Do sự nguy hiểm của bệnh nên phát hiện sớm tăng huyết áp ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Vì tần suất tăng huyết áp ở trẻ em không cao như người lớn và việc đo huyết áp ở trẻ em cũng phức tạp, khó thực hiện nếu trẻ không hợp tác do đó không bắt buộc đo huyết áp với tất cả trẻ đến khám. Tuy nhiên, trẻ >3 tuổi phải được đo huyết áp ít nhất 1 lần trong những lần khám sức khỏe. Với trẻ <3 tuổi, đo huyết áp trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật
  • Trẻ có tiền sử sinh non, rất nhẹ cân hoặc có biến chứng trong thời kỳ sơ sinh cần được hồi sức tích cực.
  • Trẻ bị nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu hoặc tiểu đạm tái phát.
  • Trẻ mắc bệnh thận hoặc các dị dạng đường niệu đã biết trước đây.
  • Trẻ có tiền sử gia đình bị bệnh thận bẩm sinh.
  • Trẻ được ghép tạng đặc
  • Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc được ghép tủy
  • Trẻ dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp
  • Trẻ mắc các bệnh hệ thống khác có liên quan đến tăng huyết áp như đa u sợi thần kinh.
  • Có bằng chứng trẻ bị tăng áp lực nội sọ.

Kết quả đo huyết áp ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ và cách đo. Để có kết quả chính xác phải chọn dụng cụ phù hợp theo độ tuổi và thực hiện cách đo đúng.

tiêm lao cho bé sinh non
Trẻ có tiền sử sinh non dễ bị tăng huyết áp

Nguồn: Vinmec.com


Tin liên quan

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận


Zalo Logo